Chúng ta biết rằng, hầu hết mắt các loài côn trùng đều lớn và cấu tạo bởi nhiều vật kính nhỏ ghép lại với nhau - gọi là mắt kép.
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc Đại học Nhật Bản đã phát hiện ra đôi mắt của chuồn chuồn được ghép bởi 300.000 vật kính (giống như thấu kính) trong mỗi mắt và trở thành loài côn trùng có tầm nhìn tốt nhất trong giới động vật.
Mỗi vật kính thu nhận một hình ảnh riêng trong khi bộ não của chuồn chuồn có 8 đôi tế bào thần kinh thị giác có nhiệm vụ kết hợp hàng nghìn hình ảnh lại với nhau để tạo nên một hình ảnh tổng thể, toàn diện nhất.
Điều này có nghĩa, tầm nhìn của chuồn chuồn lên tới 360 độ và chúng có thể nhìn thấy bất kỳ vật gì đến gần chúng, ở bất cứ góc độ nào.
Nếu con người có thể nhìn thấy màu sắc kết hợp giữa xanh dương, đỏ, xanh lá thì chuồn chuồn lại có thể cảm nhận đến 33 loại khác nhau cùng với sự nhạy cảm ánh sáng ở mức cao. Cùng với đó, mỗi vật kính hấp thụ một màu sắc ánh sáng có quang phổ, bước sóng khác nhau nên chuồn chuồn có thể "thưởng thức" tới 10 triệu màu sắc.
Chính bởi tầm nhìn tốt, sự phân biệt màu sắc rõ rệt mà tỷ lệ săn mồi của chuồn chuồn ở mức rất cao - khoảng 95% - cao hơn nhiều so với sư tử và cá mập. Một khi đã trở thành mục tiêu của chuồn chuồn thì con mồi chỉ còn nước "đứng im chờ chết".
Dennis Paulson, một chuyên gia về chuồn chuồn tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Slater tại Đại học Puget Sound (Tacoma) cho biết: "Các yếu tố cảm biến hình ảnh cùng nhau được tích hợp trong bộ não của con vật. Tuy nhiên, chúng sử dụng cơ chế đó như thế nào thì vẫn là một điều bí ẩn và chúng tôi đang nỗ lực để tìm ra lời giải đó".
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí PNAS.
Nguồn: Dailymail
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét